Các phát nhanh ngày càng được mọi người tin dùng vì nhanh chóng và tiện dụng. Có thể nói trong ngành dịch vụ vận tải hàng hóa thì các doanh nghiệp phía Nam có phần đang làm tốt hơn so với các doanh nghiệp phía Bắc. Các doanh nghiệp này có sự điều chỉnh và thích ứng tốt hơn với thay đổi của thị trường, không ngại thử thách trong các lĩnh vực mới như chuyển phát nhanh hay xuất nhập khẩu qua các thị trường khác.
Dịch vụ vận tải hàng hóa tại phía Nam có sự phát triển tương đối nhanh chóng
Tại khu vực phía Nam, có thể khẳng định một điều rằng ngành dịch vụ vận tải hàng hóa đã phát triển từ rất lâu, các trung tâm, đơn vị hoạt động trong ngành này cũng hình thành ngày càng nhiều. Tuy nhiên, tên tuổi và thương hiệu thực sự để lại ấn tượng và niềm tin đối với khách hàng thì còn là một vấn đề có nhiều tranh cãi. Rất ít, nếu không muốn nói là hiếm có đơn vị chuyển phát nhanh nào đáp ứng tốt được đầy đủ các tiêu chí của ban ngành chức năng và người sử dụng dịch vụ, đây là nhận xét dựa trên tổng hợp các ý kiến đánh giá, thẩm định từ nhiều góc độ, nhiều đối tượng khác nhau. Dù là một đơn vị có tuổi đời còn rất trẻ, chỉ mới trên 13 năm tham gia hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ vận chuyển, thế nhưng STC đã tạo dựng được một nền tảng vững chắc để phát triển bằng việc xác định cho mình những tiêu chí, phương châm hoạt động cụ thể, rõ ràng. Hiểu rõ được vai trò, trách nhiệm và nêu cao sứ mệnh của chính mình là “phát triển vì lợi ích của khách hàng” nhưng phải đảm bảo độ nhanh chóng, chính xác, an toàn, xây dựng hình ảnh và niềm tin.
Chuyển phát nhanh là lĩnh vực trọng yếu cần được tập trung phát triển
Hiện tại, các hoạt động đang tập trung thể hiện được thế mạnh của ngành nhất mà STC sở hữu phải kể đến là dịch vụ: chuyển phát nhanh, chuyển bưu phẩm, vận chuyển hàng hóa…bên cạnh đó là các dịch vụ phục vụ cho sự phát triển của ngành công nghiệp như: vận chuyển than, khoáng sản, hóa chất… cùng các dịch vụ vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, bốc dở hàng hóa tại Cảng… với các nhiệm vụ, chức năng này, STC dường như là chiếc cầu nối cho sự phát triển kinh tế - xã hội – giao thông vận tải của không chỉ riêng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vùng Đông Nam Bộ mà còn là nhịp cầu giao thương của các tỉnh thành Tây Nam Bộ như: Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bến Tre, Hậu Giang…các hoạt động này không chỉ tạo nên một sự tương tác trong sự phát triển mà nó còn góp phần thúc đẩy nhu cầu hội nhập, mở rộng quan hệ ngoại thương cũng như việc tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho các dự án đầu tư giữa các đơn vị, tỉnh thành với nhau.
Đăng nhận xét